Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Không quân Việt Nam và cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Trường Sa 1988
Sau ngày 14/3/1988, các tàu Trung Quốc âm mưu sử dụng lực lượng lớn để mở rộng chiếm đóng các đảo và bãi đá ở Trường Sa nhưng sự xuất hiện các máy bay Su-22 của ta đã khiến tương quan thay đổi buộc họ phải từ bỏ ý định.

 



 


Vươn cánh ra Trường Sa

 

Cuối năm 1987, tình hình Biển Đông phức tạp, Trung Quốc rục rịch điều tàu xuống khu vực biển Trường Sa. Đến đầu năm 1988, các tàu Trung Quốc chiếm một số đảo và bãi đá. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã nhanh chóng huy động tối đa lực lượng ra để bảo vệ với chiến dịch mang tên Chủ quyền 88 (CQ-88).

 

Ngày 14/3/1988, hải quân hai nước đã đụng độ với nhau ở bãi Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao trong trận hải chiến Trường Sa. Trận chiến làm 2 tàu Việt Nam bị chìm, 1 tàu phải ủi bãi. Việt Nam mất Gạc Ma và Len Đao, chỉ giữ được đảo Cô Lin. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc sự việc. Sau trận chiến, các tàu Trung Quốc vẫn còn đó và có thể chiếm đóng thêm các đảo, bãi đá nếu ta sơ hở.

 

Mặc dù trong trận hải chiến, các máy bay của ta không xuất hiện nhưng ít người biết từ trước đó mấy tháng, Không quân Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho tác chiến ở Trường Sa.

 

Theo Lịch sử dẫn đường Không quân, ngày 6/11/1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa. Một ngày sau, Tư lệnh Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 đưa một phi đội Su-22M của Trung đoàn 923 từ Thọ Xuân vào Phan Rang sẵn sàng chiến đấu.

 

Ngày 14/11/1987, phi đội Su-22M nói trên đã có mặt tại Phan Rang và bắt đầu huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại sân bay này. Cần nói thêm là vào thời điểm đó, việc đưa máy bay vươn tới Trường Sa còn gặp khó khăn lớn ở hệ thống dẫn đường. Theo Lịch sử trung đoàn Không quân 923, các radar dẫn đường không quân của ta lúc đó chỉ có bán kính hoạt động 300 km. Trong khi đó, khoảng cách từ Phan Rang ra Trường Sa vượt quá tầm hoạt động của radar.

 

Bay trên biển cũng phức tạp hơn rất nhiều so với bay trên đất liền vì nhiều khi bầu trời và mặt biển rất khó phân biệt, có thể nhầm lẫn bất cứ lúc nào.

 

Công tác huấn luyện cho các phi công Su-22 bay biển đã được Trung đoàn 923 thực hiện theo cách từ từ từng bước. Ban đầu phi công bay ra ngoài biển cách sân bay chừng 100 km và bay dọc theo bờ biển với quãng đường bằng đường bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Khoảng cách cứ dần dần tăng lên.

 

Sau một thời gian huấn luyện, đến 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương cùng một phi công Liên Xô đã thực hiện được chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa. Chỉ 4 ngày sau, trận hải chiến Trường Sa diễn ra. Có lẽ do còn nhiều vấn đề nan giải về kỹ thuật bay và dẫn đường mà không quân Việt Nam trong ngày 14/3 đã không thể hỗ trợ cho lực lượng Hải quân.

 

Tuy nhiên, theo Wikipedia: Một tháng sau trận hải chiến, quân ta cử một phân đội tàu bí mật ra cắm cờ lên bãi đá Len Đao. Trung Quốc phát hiện và lập tức cử 7 tàu chiến đến uy hiếp định lặp lại kịch bản ngày 14/3 nhưng lần này trên bầu trời xuất hiện 6 chiếc máy bay Su-22 Việt Nam khiến các tàu Trung Quốc phải tản ra và ta thu hồi lại được bãi Len Đao.

 

Tăng cường lực lượng và diễn tập quy mô

 

Trên Biển Đông sau trận hải chiến, lực lượng tàu Trung Quốc vẫn còn hiện diện gây áp lực. Do vậy, phía ta cũng tăng cường thêm các máy bay vào Phan Rang. Ngày 24/4/1988, có thêm 3 chiếc Su-22M từ Thọ Xuân bay vào Phan Rang. Đến ngày 10/6/1988, Không quân lại điều vào Phan Rang thêm 10 chiếc Su-22M nữa. Như vậy đến lúc này, số Su-22M ở Phan Rang đã lên tới hơn 20 chiếc, sẵn sàng chiến đấu chi viện cho Trường Sa nếu Trung Quốc tiếp tục phiêu lưu quân sự.

 

Cùng với việc điều thêm máy bay, Không quân ta cũng tiến một bước quan trọng trong tác chiến ở Trường Sa. Trong hai ngày 24 và 28/6/1988, 2 biên đội Su-22M (mỗi biên đội 2 chiếc) đã lần lượt bay nhiệm vụ ra đảo Trường Sa và đảo An Bang. Điều đáng nói, các phi công ta đã bay được độc lập, không cần phi công Liên Xô bay kèm.

 

Với việc lực lượng Không quân Việt Nam vươn được tới Trường Sa, âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã bị chặn đứng. Bởi vì ở thời điểm đó, Không quân Trung Quốc cũng còn lạc hậu.

 

Theo như lời viên tướng Raymond Chan kể thì lúc đó các máy bay Trung Quốc nếu cất cánh từ sân bay gần nhất cũng chỉ có thể hoạt động được từ 4 đến 5 phút ở Trường Sa là phải quay về nếu không sẽ hết dầu. Và ông này đã cho biết năm 1988, Hải quân Trung Quốc sợ nhất là gặp Su-22 của Việt Nam.

Tuy vây, trong hai năm 1988 và 1989, Không quân Việt Nam tiếp tục bồi thêm 2 đòn nữa để dập tắt “giấc mơ” của Trung Quốc bằng 2 cuộc diễn tập trên biển.

 

Vào cuối tháng 10/1988, lực lượng không quân của ta tổ chức một cuộc tập trận với tình huống giả định là bảo vệ Trường Sa. Đợt tập trận này ta huy động nhiều loại máy bay với các nhiệm vụ cụ thể là: Ka-28 có nhiệm vụ tìm kiếm, xác định mục tiêu trên biển, Su-22M tiến công đội tàu hải quân của đối phương, Mig-21 yểm hộ tàu ta trên đường hành quân, Mi-8 làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển và An-26 vận tải tiếp tế cho bộ đội trên đảo.

 

Trong số này, các máy bay Su-22M là hiện đại nhất lúc đó và là mũi nhọn chủ lực trong tác chiến không đối hải của Không quân ta. Lực lượng Su-22M tham gia diễn tập là Phi đội 1 của Trung đoàn 923. Các biên đội đều thực hiện đúng theo phương án tác chiến và hiệp đồng chặt chẽ với Hải quân. Các phi công đều nhanh chóng phát hiện và công kích chính xác các mục tiêu giả định.

 

Sang năm 1989, từ ngày 21 đến 27/5, quân đội Việt Nam lại tổ chức một cuộc diễn tập lớn với sự hiệp đồng của cả Không quân, Hải quân và các lực lượng Quân khu 7 với đề mục là bảo vệ khu vực dầu khí và thềm lục địa phía Nam.

 

Đây là một cuộc diễn tập quân sự rất lớn. Trong đó, lực lượng Không quân tham gia gồm toàn bộ Sư đoàn 370 cùng Trung đoàn 918 và một phần lực lượng của Trung đoàn 923 ở Phan Rang.

 

Các máy bay được sử dụng gồm Mig-21Bis, Su-22M, Su-22M4, An-26, Mi-8. Khác với cuộc diễn tập năm 1988, lần này, có đặt cả tình huống giả định lực lượng địch có sử dụng máy bay và các Mig-21 của ta xuất kích đánh chặn đội hình máy bay của chúng. Theo tài liệu Lịch sử Trung đoàn Không quân 923 thì chính các máy bay Su-22 của đơn vị đã đóng vai “quân xanh” để cho các Mig-21 tập luyện.

 

Như vậy có thể nói việc Không quân Việt Nam vượt qua khó khăn để vươn tới Trường Sa và chứng tỏ được khả năng tác chiến biển qua các cuộc tập trận sau đó đã làm thay đổi hẳn tương quan giữa ta và Trung Quốc theo hướng có lợi cho ta. Do vậy, có thể nói rằng sự xuất hiện của Không quân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn và làm thất bại âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc ở Trường Sa.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tôi chưa vào Đảng (02-09-2014)
    Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì? (01-09-2014)
    Người Việt vừa làm vừa chơi, nhưng kêu ca rất nhiều (31-08-2014)
    Giáo dục và sự thay đổi định mệnh quốc gia (30-08-2014)
    Thông báo về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh (29-08-2014)
    Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc? (28-08-2014)
    Mỹ, Nhật Bản, Singapore... nên học tập Việt Nam? (27-08-2014)
    Để một đất nước không trở thành nạn nhân của bia rượu (25-08-2014)
    Đừng để trụ đồng Mã Viện cắm vào tâm thức người Việt (25-08-2014)
    Có bao nhiêu thể loại tiến sĩ ở Việt Nam? (24-08-2014)
    4.000 tỷ để mạo hiểm với tương lai 300.000 trẻ em? (23-08-2014)
    Nên cảm ơn con sư tử đá của Tàu? (22-08-2014)
    Nỗi niềm di sản (21-08-2014)
    24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm cái gì? (20-08-2014)
    Đi tìm Hoàng Sa trong... tu viện cổ Ý (18-08-2014)
    Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam về năng lực bảo vệ bờ biển (16-08-2014)
    Mỹ muốn tập trận chung với Việt Nam (15-08-2014)
    Khi quan chức và xã hội đen trở thành liên minh ma quỉ (14-08-2014)
    6 tội lỗi lớn người Việt mắc phải khi đốt vàng mã (12-08-2014)
    Việt Nam có thật sự cần đến Trung Quốc? (11-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153170789.